5 lý do khiến nhiều chuyên gia nhận định thị trường bất động sản 2022 vẫn hấp dẫn

Dù trải qua tác động mạnh từ dịch bệnh trong gần 2 năm qua, thị trường bất động sản 2022 được các chuyên gia dự báo sẽ có chuyển biến tích cực, dựa trên nhiều động lực.

Giải ngân đầu tư công

Với những nhà đầu tư bất động sản, giải ngân đầu tư công được ví như đòn bẩy lớn khiến thị trường bất động sản trở nên sôi động.

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, tăng trưởng bất động sản năm 2022 gắn với biến số là khả năng giải ngân đầu tư công.

Theo ông Thiên, giải ngân đầu tư công là chương trình quốc gia lớn, liên quan đến các tuyến giao thông huyết mạch, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản. Vị chuyên gia này nhấn mạnh, tốc độ giải ngân đầu tư công cần phải chuyển biến tích cực hơn nữa mới hỗ trợ tốt cho thị trường bất động sản năm 2022.

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh thừa nhận, cơ chế tháo gỡ những ách tắc trong việc giải ngân đầu tư công đóng vai trò then chốt trong chương trình phục hồi phát triển kinh tế năm 2022.

Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến giải ngân đầu tư công cần được tháo gỡ sẽ gồm: chỉ định thầu, phân cấp trung ương, địa phương, phân bổ hợp lý các mô hình đầu tư, giải tỏa ách tắc về nguyên vật liệu, vật tư xây dựng… Nếu đẩy nhanh được việc giải ngân này có thể thúc đẩy các dự án hạ tầng phát triển, cũng tạo nền tảng tốt cho thị trường địa ốc những năm tiếp theo, từ đó giúp hồi phục nền kinh tế.

Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Một trong yếu tố khác giúp thị trường bất động sản phục hồi tốt, đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo TS. Võ Trí Thành, các luật Nhà ở, Đầu tư, Kinh doanh bất động sản… đang lấy ý kiến và được sửa đổi, bổ sung, nhằm giải tỏa các vướng mắc pháp lý cho thị trường địa ốc. Đây cũng được xem là một nhân tố giúp vực dậy nền kinh tế.

Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, những đề xuất sửa đổi luật như Luật Đất đai 2013, Luật Đầu tư 2020,… cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tác động đến thị trường nhà ở trong thời gian tới. Cụ thể, đề xuất này sẽ góp phần làm nguồn cung bất động sản được cải thiện đáng kể.

Việc tiêm chủng vaccine

Việc phổ rộng tiêm chủng vaccine là yếu tố tạo nên niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản, bất chấp sự xuất hiện của biến thể mới.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, việc kiểm soát dịch bệnh, tiếp tục phủ vaccine nhanh sẽ là nhân tố làm thị trường bất động sản chuyển biến tích cực.

Trong khi đó, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, nhiều thành phố lớn và nhiều địa phương trên cả nước hoàn thành 70-80% tỉ lệ tiêm vaccine cho đối tượng từ 18 tuổi, cùng với việc sàng lọc cách ly người lây nhiễm Covid-19 tạo ra nhiều vùng xanh an toàn. Đồng thời, kích hoạt trở lại các hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế trong bối cảnh bình thường mới. Đây là tiền đề để bất động sản tái khởi động và xác lập lại thị trường.

Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Chí Thành nhấn mạnh việc hoàn thành cơ bản tiêm vaccine Covid-19 là yếu tố giúp thị trường phục hồi trở lại.

Dòng tiền đang đổ mạnh vào bất động sản

Theo các chuyên gia, một nhân tố khác giúp thị trường bất động sản sôi động trở lại trong năm 2022 đó là dòng tiền đổ vào lĩnh vực này chưa có dấu hiệu giảm sút mạnh. Theo thống kê, đến hết quý 3/2021, vốn tín dụng bất động sản tăng khoảng 6%, tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm 19% tổng dư nợ nền kinh tế, trong đó, cho vay nhà ở chiếm 64%, còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản.

Vốn tư nhân và vốn FDI đổ vào thị trường này tính đến tháng 11 đã đạt gần 2 tỷ USD, đứng thứ ba trong nhóm các lĩnh vực. Doanh nghiệp BĐS cũng đang xếp thứ nhất trên thị trường phát hành trái phiếu với 436.000 tỷ đồng, tính đến hết tháng 11/2021.

Dòng vốn mạnh đổ vào lĩnh vực bất động sản là minh chứng cho thấy bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, con số này còn thể hiện sức hút của kênh đầu tư có giá trị vốn hoá lớn trên thị trường.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, xét về nguồn vốn tư nhân, trong 9 tháng cả nước có khoảng 5.800 doanh nghiệp mới trong ngành bất động sản thành lập, tăng 12% so với cùng kỳ, vốn đăng ký đạt 343.000 tỉ đồng, tạo 35.000 việc làm mới. Có 1.160 doanh nghiệp bất động sản đã hoạt động trở lại, tăng 14% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy, thị trường bất động sản sẽ còn sôi động nhờ sự xuất hiện của doanh nghiệp mới tham gia.

Nhu cầu và niềm tìn về bất động sản chưa có dấu hiệu suy giảm

Nếu như giai đoạn 2011-2013, sự đóng băng của thị trường bất động sản được giới chuyên gia cho rằng đến từ một phần sự mất niềm tin của các nhà đầu tư với bất động sản. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư lại rất lạc quan và tự tin xuống tiền.

TIN MỚI ĐĂNG